Chương trình đào tạo Ngành Luật và Chuẩn đầu ra

CTĐT cử nhân ngành Luật thiết kế với 122 tín chỉ. Sinh viên sẽ đăng ký học từ 6 học phần đến 7 học phần cho mỗi học kỳ. Thời gian đào tạo trung bình là 4 năm nhưng cho phép người học được tốt nghiệp sớm trong 3.5 năm nếu tích luỹ đủ điều kiện theo đúng yêu cầu. Người học có  thời gian tối đa hoàn thành chương trình là 7 năm.

CTĐT trình độ đại học ngành Luật có định hướng ứng dụng, đào tạo cử nhân có thế giới quan, phương pháp luận và tư tưởng chính trị đúng đắn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, đáp ứng được các chuẩn đầu ra 6 bậc được tuyên bố trong Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, phù hợp, gắn kết với sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng phát triển trở thành cơ sở giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng của Học viện Phụ nữ Việt Nam; có kiến thức lý thuyết tương đối toàn diện, kiến thức chuyên môn thực tế, chuyên sâu về ngành Luật; có tư duy pháp lý, có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá pháp luật, thực hành nghề nghiệp; có khả năng nghiên cứu, có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật; có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm hiệu quả; được rèn luyện để có sức khỏe tốt, có năng lực sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc, có khả năng tạo lập, duy trì mối quan hệ xã hội phù hợp, bước đầu hình thành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; đặc biệt người học có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, giới và bình đẳng giới, có thái độ, hành động tích cực trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Chuẩn đầu ra bậc cử nhân ngành Luật bao gồm chuẩn đầu ra về kiến thức với 4 tiêu chuẩn, chuẩn đầu ra về kỹ năng với 9 tiêu chuẩn, chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm với 2 tiêu chuẩn, chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ và chuẩn đầu ra về năng lực tin học.

Ngoài các giờ học lý thuyết trên lớp, sinh viên ngành Luật có cơ hội kết hợp học tập lý thuyết với thực hành thông qua các học phần thực hành, thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp.

Đối với các học phần thực hành, sinh viên được hướng dẫn thực hành trên lớp (ngay khi học lý thuyết, chia nhóm sinh viên nghiên cứu hồ sơ vụ án, xây dựng kịch bản, thực hành đóng vai, sau đó cho sinh viên diễn án).

Đối với thực tập, sinh viên được hướng dẫn thực tập trên lớp cho sinh viên trước khi sinh viên đi thực tập nghề nghiệp tại cơ sở. Sau đó gửi sinh viên về các cơ sở thực tập nghề nghiệp. Trong quá trình thực tập có sự hướng dẫn, giám sát của giảng viên. 

Đối với khóa luận tốt nghiệp, sinh viên được phân công giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đối với những sinh viên có đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp. Hướng dẫn sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp vào nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Giảng viên giám sát, đôn đốc sinh viên để đảm bảo chất lượng khóa luận và đảm bảo tiến độ tốt nghiệp. 

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận vị trí việc làm trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức ngoài nhà nước (tổ chức trọng tài, dịch vụ pháp lý, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau) có nhu cầu sử dụng người có trình độ cử nhân Luật. Cụ thể:

Đối với cơ quan Nhà nước: Là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương như hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan giúp việc Chủ tịch nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ như Văn phòng Chính phủ, cơ quan Công an, Thuế, Hải quan, Kiểm lâm, Biên phòng, quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan Thanh tra các cấp… và Ủy ban nhân dân các cấp), hệ thống cơ quan xét xử, thi hành án (Tòa án nhân dân các cấp, cơ quan thi hành án các cấp), hệ thống cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp)…

Đối với tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp: Là cán bộ, công chức, viên chức trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Đối với các tổ chức ngoài Nhà nước: Là chuyên viên pháp chế, chuyên viên tư vấn pháp lý, hành chính văn phòng, tổ chức nhân sự… tại các tổ chức tư vấn và dịch vụ pháp lý như tổ chức trọng tài, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… 

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp người học có thể lựa chọn việc học lên trình độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) để mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm, phát triển nghề nghiệp, trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu công lập hoặc ngoài công lập hay tham gia học tập các khóa học phù hợp để đảm nhận các chức danh bổ trợ tư pháp để hành nghề độc lập hoặc trong tổ chức nghề nghiệp như luật sư, công chứng viên, đấu giá viên, giám định viên, trọng tài viên.

Trong quá trình học tập và sinh hoạt, sinh viên ngành Luật – Học viện Phụ nữ Việt Nam được tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp; tổ chức các buổi tọa đàm cùng chuyên gia; đi trải nghiệm thực tế tại các đơn vị; tham gia các phiên tòa giả định, cuộc thi hùng biện, Đấu trường diễn án và các buổi thảo luận. Đặc biệt, Câu lạc bộ Nghề Luật Học viện Phụ nữ Việt Nam là nơi để sinh viên thực hành thực tế các kiến thức lý thuyết đã được đào tạo trên lớp, nâng cao các kĩ năng cần thiết cho sinh viên Luật, tạo môi trường và cơ hội để sinh viên thực hành tranh tụng một vụ án, tìm hiểu về thủ tục tố tụng dân sự, hình sự; Giúp các bạn sinh viên khẳng định được bản thân, vượt qua giới hạn của bản thân, đúc kết thêm kinh nghiệm làm hành trang cho việc hành nghề sau khi tốt nghiệp. Trên 80% sinh viên có việc làm phù hợp với ngành học được đào tạo. Trên 90% sinh viên có cơ hội việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo Ngành Luật Kinh tế  và Chuẩn đầu ra

CTĐT ngành Luật Kinh tế có mục tiêu chung là đạo tạo người học có đầy đủ các năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra 6 bậc theo Khung năng lực trình độ quốc gia Việt Nam gắn với đặc thù của ngành Luật Kinh tế, gắn kết với sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng phát triển của Học viện Phụ nữ Việt Nam với khẳng định phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đại học “định hướng ứng dụng”. Thông qua việc trang bị toàn diện về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, chương trình đào tạo hướng tới hình thành, củng cố và phát triển khả năng nghề nghiệp hành nghề Luật, chuyên sâu vào ngành Luật Kinh tế cho người học, đáp ứng nhu cầu của giới tuyển dụng và các bên liên quan có nhu cầu tuyển dụng cử nhân luật. Đặc biệt, để phù hợp với đặc thù của Học viện phụ nữ Việt Nam, chương trình đào tạo cũng trang bị cho người học có kiến thức cơ bản toàn diện và sâu sắc về vấn đề giới, bình đẳng giới và có thái độ, hành động tích cực thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam trong thực tế cuộc sống cũng như trong quá trình hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.

CTĐT cử nhân ngành Luật Kinh tế thiết kế với 123 tín chỉ. Sinh viên đăng ký học trung bình 7 học phần đến 8 học phần cho mỗi học kỳ. Thời gian đào tạo trung bình là 4 năm,. Sinh viên được phép tốt nghiệp sớm với thời gian là 3.5 năm sau khi hoàn thành việc tích luỹ tín chỉ theo đúng yêu cầu. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình là 7 năm. 

Chuẩn đầu ra bậc cử nhân ngành Luật Kinh tế bao gồm Chuẩn đầu ra về kiến thức với 4 tiêu chuẩn, Chuẩn đầu ra về kỹ năng với 9 tiêu chuẩn, Chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm với 2 tiêu chuẩn, Chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ và Chuẩn đầu ra về năng lực tin học.

Ngoài các giờ học lý thuyết trên lớp, sinh viên ngành Luật Kinh tế có cơ hội kết hợp học tập lý thuyết với thực hành thông qua các học phần thực hành, thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp.

Đối với các học phần thực hành, sinh viên được hướng dẫn thực hành trên lớp (ngay khi học lý thuyết, chia nhóm sinh viên nghiên cứu hồ sơ vụ án, xây dựng kịch bản, thực hành đóng vai, sau đó cho sinh viên diễn án).

Đối với thực tập, sinh viên được hướng dẫn thực tập trên lớp cho sinh viên trước khi sinh viên đi thực tập nghề nghiệp tại cơ sở. Sau đó gửi sinh viên về các cơ sở thực tập nghề nghiệp. Trong quá trình thực tập có sự hướng dẫn, giám sát của giảng viên. 

Đối với khóa luận tốt nghiệp, sinh viên được phân công giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đối với những sinh viên có đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp. Hướng dẫn sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp vào nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Giảng viên giám sát, đôn đốc sinh viên để đảm bảo chất lượng khóa luận và đảm bảo tiến độ tốt nghiệp.  

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận vị trí việc làm trong cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; các tổ chức ngoài nhà nước (tổ chức trọng tài, dịch vụ pháp lý, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau) có nhu cầu sử dụng người có trình độ cử nhân Luật kinh tế. Cụ thể:

Đối với cơ quan Nhà nước, là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương như hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan giúp việc Chủ tịch nước, hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước (Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ  như Văn phòng Chính phủ, cơ quan Công an, Thuế, Hải quan, Kiểm lâm, Biên phòng, quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan Thanh tra các cấp… và Ủy ban nhân dân các cấp), hệ thống cơ quan xét xử, thi hành án (Tòa án nhân dân các cấp, cơ quan thi hành án các cấp), hệ thống cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp)…

Đối với tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, là cán bộ, công chức, viên chức trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Đối với các tổ chức ngoài nhà nước, là chuyên viên pháp chế, chuyên viên tư vấn pháp lý, hành chính văn phòng, tổ chức nhân sự… tại các tổ chức tư vấn và dịch vụ pháp lý như tổ chức trọng tài, văn phòng luật sư, Ngân hàng, văn phòng thừa phát lại, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… 

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp người học có thể lựa chọn việc học lên trình độ cao hơn (thạc sỹ, tiến sỹ) để mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm, phát triển nghề nghiệp, trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu công lập hoặc ngoài công lập hay tham gia học tập các khóa học phù hợp để đảm nhận các chức danh bổ trợ tư pháp để hành nghề độc lập hoặc trong tổ chức nghề nghiệp như luật sư, công chứng viên, đấu giá viên, giám định viên, trọng tài viên.

Trong quá trình học tập và sinh hoạt, sinh viên ngành Luật Kinh tế – Học viện Phụ nữ Việt Nam được tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp; tổ chức các buổi tọa đàm cùng chuyên gia; đi trải nghiệm thực tế tại các đơn vị; tham gia các phiên tòa giả định, cuộc thi hùng biện, Đấu trường diễn án và các buổi thảo luận. Đặc biệt, Câu lạc bộ Hùng biện là nơi để sinh viên giao lưu, trao đổi thông tin, chia sẻ học hỏi, kiến thức, kỹ năng về Hùng biện, MC, Tranh luận nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên và những người khác, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.