GIỚI THIỆU VỀ KHOA LUẬT
Là một khoa chuyên môn, Khoa Luật có chặng đường phát triển nhất định với những điểm nổi bật từ chức năng, nhiệm vụ cho đến cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của mình.
Thứ nhất, về lịch sử hình thành và phát triển
Với tiền thân là môn học Pháp luật tại Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương; tiếp đó là môn học Pháp luật thuộc Khoa Khoa học cơ bản Học viện Phụ nữ Việt Nam, từ năm 2014, bộ môn Pháp luật được hình thành. Bộ môn thực hiện chức năng giảng dạy môn Pháp luật đại cương và các chuyên đề liên quan đến lĩnh vực pháp lý như giám sát, phản biện xã hội, pháp luật các vấn đề xã hội.
Dựa trên nhu cầu thực tiễn của xã hội về việc đào tạo cử nhân luật cùng với sự hội tụ đầy đủ các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, theo Quyết định số 342/QĐ-HVPNVN ngày 30/9/2015, Khoa Luật chính thức thành lập.
Hiện nay, Khoa Luật quản lý chuyên môn hoạt động đào tạo đối với hai ngành hệ cử nhân là Ngành Luật (mở mã ngành và tuyển sinh từ năm 2015) và Ngành Luật Kinh tế (mở mã ngành và tuyển sinh từ năm 2020). Từ tháng 9/2023, Khoa Luật chính thức được giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo ngành Luật trình độ thạc sĩ. Để đảm bảo quản lý tốt hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và các vấn đề chuyên môn khác, Khoa Luật được tổ chức thành ba bộ môn là Bộ môn Pháp luật Hành chính – Hình sự, Bộ môn Pháp luật Dân sự và Bộ môn Pháp luật Kinh tế.
Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ của Khoa Luật
Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Luật cũng như các đơn vị chuyên môn, Phòng, Ban, Viện trong Học viện được quy định tại Nghị quyết số 04/2021-NQ-HĐHV Quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc, trực thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam ngày 20 tháng 11 năm 2021. Khoa là đơn vị quản lý chuyên môn về đào tạo, khoa học của một hoặc một số ngành, chuyên ngành hoặc quản lý các bộ môn, môn học của Học viện, có các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 11 của Nghị quyết 04/2021/NQ-HĐHV.
Thứ ba, cơ cấu tổ chức và nhân sự của Khoa Luật
Tính đến đầu năm 2024, cơ cấu tổ chức Khoa Luật được tổ chức như sau:
Đứng đầu Khoa Luật là phó trưởng Khoa phụ trách. Khoa được tổ chức thành ba bộ môn và được phụ trách bởi ba trưởng/phụ trách bộ môn. Ngoài ra, bộ phận trợ lý Khoa Luật giúp việc cho lãnh đạo khoa trong các công tác hành chính.
STT | Tên bộ môn | Lĩnh vực khoa học nghiên cứu và giảng dạy | Giảng viên cơ hữu | Giảng viên kiêm giảng |
1 | Bộ môn Pháp luật hành chính và hình sự | Pháp luật hành chính, công vụ Lý luận nhà nước và pháp luật Hiến pháp, Pháp luật hình sự Các nội dung chương trình trung cấp lý luận chính trị – hành chính | 1. TS. Trịnh Thị Yến – Phụ trách Bộ môn 2. ThS. Đỗ Trọng Tuân 3. ThS. Phạm Văn Thiên | 1. PGS.TS. Vũ Hồng Anh 2. TS. Nguyễn Phi Long 3. TS. Hoàng Hương Thủy |
2 | Bộ môn Pháp luật Kinh tế | Pháp luật kinh tế, pháp luật kinh doanh, tài chính, cạnh tranh Pháp luật đất đai, bất động sản Pháp luật lao động Pháp luật sở hữu trí tuệ | 1. TS. Trần Nguyên Cường – Phụ trách Bộ môn 2. PGS.TS. Đinh Dũng Sỹ 3. ThS. Hoàng Thị Hải Yến 4. ThS. Trần Cẩm Vân 5. ThS. Hoàng Mai Anh 6. ThS. Hoàng Văn Thiện 7. ThS. Lê Kiều Trang | 1. NCS. Lưu Trần Phương Thảo 2. ThS. Hoàng Ngọc Minh Thúy |
3 | Bộ môn Pháp luật dân sự | Pháp luật dân sự Pháp luật về bình đẳng giới, phụ nữ và trẻ em, Giám sát và phản biện xã hội Pháp luật hôn nhân gia đình Công pháp và tư pháp quốc tế Pháp luật về quyền con người Pháp luật đại cương | 1. TS. Kiều Thị Thùy Linh – Phó Trưởng khoa Phụ trách, Trưởng Bộ môn 2. TS. Cao Tiến Sỹ 3.NCS.Nguyễn Thanh Hiền 4. ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai 5.ThS. Vũ Thị Ngọc 6. ThS. Nguyễn Đức Thái | 1. ThS. Hà Thị Thanh Vân 2. ThS. Hoàng Thị Lê Vân 3. ThS. Nguyễn Thị Phương 4. ThS. Đào Mai Linh – Trợ lý khoa |
Khoa Luật cũng tiến hành cộng tác với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có trình độ chuyên môn cao đến từ các cơ sở đào tạo luật uy tín như Trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Tư pháp…
Thứ tư, kết quả đào tạo ngành luật, ngành Luật Kinh tế của Học viện Phụ nữ Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, Khoa Luật đã tiến hành tuyển sinh, giảng dạy 9 khoá hệ cử nhân ngành Luật và 4 khoá hệ cử nhân ngành Luật Kinh tế với tổng số gần 1700 sinh viên. Trong đó, đã có 06 khóa sinh viên ngành Luật và 01 khóa sinh viên ngành Luật Kinh tế đã tốt nghiệp, trở thành nguồn nhân lực có chuyên môn luật cung cấp cho nhiều đơn vị sử dụng lao động trong xã hội. Trên 80% sinh viên có việc làm phù hợp với ngành học được đào tạo. Trên 90% sinh viên có cơ hội việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp.
Với gần 10 năm hình thành, phát triển, chất lượng đào tạo và quy mô tuyển sinh của Khoa Luật ngày càng gia tăng và khẳng định uy tín; sinh viên 2 ngành đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao với tỷ lệ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Sinh viên ngành Luật tốt nghiệp nằm trong nhóm sinh viên có điểm GPA cao của Học viện, trong đó có 03 sinh viên khóa 3, 4 và 7 là Thủ khoa tốt nghiệp đầu ra toàn Học viện. Khoa Luật luôn đồng hành cùng sinh viên trong các hoạt động hỗ trợ như giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp, tọa đàm cùng chuyên gia, đi trải nghiệm thực tế, hỗ trợ liên hệ đơn vị thực tập… Ngoài giờ học chính khóa, sinh viên được tham gia các hoạt động ngoại khóa, đào tạo kỹ năng mềm nhằm vận dụng kiến thức được đào tạo vào thực tế thông qua mô hình các CLB thực hành nghề nghiệp, phiên tòa giả định, cuộc thi hùng biện, Đấu trường diễn án…
THÔNG TIN LIÊN HỆ
– SĐT: 024.3775.9040
– Email: khoaluat@vwa.edu.vn
– Facebook: www.facebook.com/KHOALUAT.VWA
– Địa chỉ: Phòng 1403 – 1405 – Nhà A2 – Học viện Phụ nữ Việt Nam, Số 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội