Mở đầu bài nói chuyện của mình, GS.TS John B. Welfield đã gợi mở phương pháp tiếp cận lịch sử và khẳng đinh tầm quan trọng của nó trong việc tìm hiểu lịch sử quan hệ quốc tế. Ông cho rằng, trong những thập kỷ gần đây, ngày càng ít người ở khắp nơi trên thế giới quan tâm đến việc nghiên cứu khoa học nghiêm túc về lịch sử. Các nghiên cứu khoa học dần dần bị dẫn dắt bởi lý thuyết và quan điểm phổ biến rằng những sự kiện xảy ra trong quá khứ xa xôi, tuy thú vị, nhưng không có ý nghĩa gì đối với hiện tại và không đưa ra chỉ dẫn gì cho tương lai. Thậm chí nhà tư bản công nghiệp nổi tiếng Henry Ford đã từng nhận xét rằng ‘lịch sử là vô nghĩa’. Nhưng theo GS.TS John B. Welfield, quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Và ông đã đưa ra những ví dụ cụ thể, chân thực với mối quan hệ mật thiết giữa lịch sử và các mối quan hệ của tương lai. Tiêu biểu như thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản ngày 11/3/2011.  Dựa vào đó, ông cho rằng cần có phương pháp ghi chép, tỉ mỉ, chi tiết, nghiên cứu thực nghiệm lịch sử trong một khoảng thời gian rất dài, với một cái nhìn khách quan để làm sáng tỏ mối quan hệ nhân quả và làm rõ những mô hình lặp lại thường xuyên, nơi chúng tồn tại, để làm sáng tỏ các tiến triển tương lai từ đó áp dụng để phân tích các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực quan hệ quốc tế, nghiên cứu chiến lược và các vấn đề chính trị và xã hội rộng lớn hơn.

Ngoài ra, vấn đề tiếp theo mà Giáo sư đề cập đến và khẳng định nó có tầm quan trong trong việc duy trì lịch sử quan hệ quốc tế là tính liên tục lịch sử và truyền tải kinh nghiệm. ‘Tính liên tục lịch sử’ ở đây không có nghĩa là bất mà đơn giản là sự tiến hóa của các tiện nghi vật chất của nền văn minh, của các ý tưởng và các hình mẫu của hành vi con người thường diễn ra trong khuôn khổ đã được thiết lập trong một xã hội cụ thể vào một thời điểm nào đó trong quá khứ, thường xuyên là trong quá khứ xa xôi, và có lẽ các trường hợp phổ biết nhất nằm trong các giai đoạn đầu tiên của sự hình thành nhà nước.

Tất cả những vấn đề trên có liên quan mật thiết đến quan hệ quốc tế, nghiên cứu chiến lược, vấn đề chính trị và xã hội bởi các mô hình hành vi quốc tế, quan hệ của các quốc gia với các nước láng giềng của họ, khái niệm của họ về trật tự thế giới, cách tiếp cận của họ tới các vấn đề chiến tranh và hòa bình, tổ chức chính trị và truyền thống của họ, tất cả đều được gắn sâu văn hóa và kinh nghiệm lịch sử.

GS.TS John B. Welfield cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi sự tiến triển của quan hệ giới trong các xã hội và các nhánh của họ từ nguồn gốc lịch sử cho đến ngày nay để kiểm tra các yếu tố của tính liên tục và thay đổi của họ.

Buổi nói chuyện đã cung cấp những kiên thức nền tảng với góc nhìn mới lạ về lịch sử quan hệ quốc tế. các sinh viên của học viện đã đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung bài giảng được GS.TS John B. Welfield giải đáp nhiệt tình đồng thời gợi ra những ý tưởng khai thác mới. Buổi nói chuyện đã kết thúc tốt đẹp và hứa hẹn những lần gặp gỡ, trao đổi tiếp theo giữa GS.TS John B. Welfield và giảng viên, sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam.