Sinh viên ngành Luật ngoài được học các môn học giáo dục đại cương, các học phần cơ sở ngành bắt buộc như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự…, sinh viên được lựa chọn 1 trong 3 chuyên ngành chuyên sâu: Pháp luật Hành chính – Hình sự; Pháp luật Kinh tế; Pháp luật Dân sự – Xã hội từ năm thứ 3.

        Để đào tạo những Cử nhân Luật tương lai cho đất nước, Học viện Phụ nữ VN và Khoa Luật ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất cũng luôn chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng tâm huyết, có đức có tài, thường xuyên trau dồi, cập nhật những kiến thức mới, kỹ năng giảng dạy tích cực. Đội ngũ giảng viên Khoa Luật đạt 100% trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, là những giảng viên có kiến thức chuyên môn vững, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu dạy và học, Khoa Luật đã liên kết với một số cơ quan nhà nước, các cơ sở đào tạo uy tín khác như Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia HN, Học viện Tư pháp, Tòa án Nhân dân tối cao… các Luật sư, Điều tra viên… tham gia giảng dạy các lớp đại học chính quy.

        Ngoài các giờ học lý thuyết trên lớp, sinh viên ngành Luật được tham gia các hoạt động đoàn, hội, các hoạt động ngoại khóa; đào tạo kỹ năng mềm và đặc biệt sinh viên được tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ Nghề Luật – Đây là sân chơi được thành lập để sinh viên Luật được thả sức sáng tạo, tư duy, học tập, giao lưu, chia sẻ kiến thức, kỹ năng hành nghề luật, tư vấn pháp luật…dưới sự hỗ trợ của các thầy cô giáo và các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn. Các thành viên của Câu lạc bộ Nghề Luật – Khoa Luật thường xuyên tham gia các buổi truyền thông cộng đồng nhằm phổ biến những kiến thức pháp luật tới cộng đồng và học sinh các trường THCS, THPT. 

       Từ đầu năm học đến nay, Khoa Luật đã có rất nhiều hoạt động thiết thực giúp sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tiễn:

        Tổ chức các Phiên tòa giả định với sự tham gia của các sinh viên Luật và sinh viên các ngành tại Học viện. Đây là hình thức học tập mang lại hiệu quả cao, khi chính sinh viên là những người sẽ trực tiếp xây dựng kịch bản, phân vai diễn xuất, bố trí phiên tòa…Nội dung vụ án của các phiên tòa giải định được xây dựng dựa trên những tư liệu, tình huống thực tiễn được xã hội quan tâm như các vụ án xâm hại tình dục; ly hôn; trộm cắp tài sản…Đây cũng là nơi sinh viên tự rèn luyện bản thân, trau dồi khả năng tranh tụng trước khi bước vào một phiên tòa công lý thực sự, chính thức là những người cầm cân nảy mực bảo vệ công lý, lẽ phải.

       Ngoài việc giúp sinh viên thực hành nghề nghiệp, các phiên tòa giả định còn có mục đích truyền tải, đưa pháp luật vào cuộc sống, giúp sinh viên, người dân có những hành vi xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật, chung tay xây dựng xã hội an toàn, công bằng, dân chủ, văn minh.

       Bên cạnh việc tổ chức các Phiên tòa giả định cho sinh viên thực hành nghề, thời gian vừa qua, Khoa Luật và Câu lạc bộ Nghề Luật đã tổ chức thành công Cuộc thi hùng biện pháp luật thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên trong và ngoài Học viện. Với chủ đề: “An toàn cho phụ nữ và trẻ em gái” có sự tham gia của 10 thí sinh xuất sắc nhất trong đêm chung kết. Tham gia cuộc thi, sinh viên được giao lưu, chia sẻ, trao đổi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm với các chuyên gia, giảng viên, được khẳng định bản thân mình, đặc biệt được rèn luyện kỹ năng phản xạ, hùng biện, thuyết trình.

       Cuộc thi đã gây hiệu ứng xã hội rất lớn với mục tiêu chung tay cùng Nhà nước và xã hội tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục đang ngày càng có xu hướng gia tăng thời gian gần đây.

       Trong tháng 5/2019, để giúp sinh viên ngành Luật có cái nhìn đa chiều, khách quan hơn về đào tạo và hành nghề luật. Khoa Luật đã mời Tiến sĩ, Luật sư người Đức Oliver Massmann (Công ty Luật Duane Morris) tới nói chuyện. trao đổi về việc đào tạo, hành nghề luật tại Đức và Việt Nam. Tại buổi giao lưu, hàng trăm sinh viên luật đã được nghe Tiến sĩ, Luật sư Oliver chia sẻ về con đường đến với nghề luật của ông thuở ban đầu lập nghiệp đến sự thành công với hơn 20 năm hành nghề luật tại Việt Nam, đó là sự bền bỉ, kiên trì, sống và làm việc có mục đích và sự vươn lên sau mỗi lần vấp ngã. Tiến sĩ, Luật sư Oliver cũng đã lắng nghe, giải đáp những thắc mắc, các câu hỏi của sinh viên về thách thức, khó khăn, lợi thế của những Cử nhân Luật hiện nay và trong thời gian tới. Ông cũng khuyên các bạn sinh viên cần phải học và biết 1 ngoại ngữ, cũng như trau dồi các kỹ năng tin học.

       Phụ nữ với sở hữu trí tuệ là chủ đề buổi sinh hoạt chuyên đề do Bộ môn Pháp luật Kinh tế, Khoa Luật tổ chức đã thu hút nhiều chuyên gia hàng đầu tại các cơ quan nhà nước, cơ sở giáo dục cùng các giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên tham gia. Với tham luận: Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ với phụ nữ trong nghiên cứu khoa học và đào tạo của TS. Trần Lê Hồng – Chánh Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ đã được đông đảo giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên Học viện Phụ nữ quan tâm. Đây thực sự là buổi sinh hoạt khoa học cung cấp cho người nghe nhiều kiến thức mới, bổ ích.

(Ảnh buổi sinh hoạt chuyên đề)

        Khoa Luật cũng là đơn vị thường xuyên cử sinh viên tham gia các cuộc thi bên ngoài Học viện, điển hình sinh viên Lê Trà My, lớp K3LUATC trong tháng 5 vừa qua đã vượt qua nhiều đối thủ đến từ các cơ sở đào tạo khác đạt giải 3 cuộc thi Khởi nghiệp dựa trên quyền sở hữu trí tuệ tổ chức tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Việc sinh viên Khoa Luật, Học viện Phụ nữ VN đạt giải cao trong các cuộc thi giúp tên tuổi và vị thế của Khoa Luật cũng như Học viện Phụ nữ VN được xã hội biết đến và đánh giá cao.

(Ảnh sinh viên Lê Trà My tham gia Cuộc thi)

        Ngoài các hoạt động học tập trên lớp và sinh hoạt ngoại khóa. Sinh viên ngành Luật còn được tham gia các buổi dã ngoại, tham quan bổ ích. Vào đầu tháng 6, gần 100 sinh viên ngành Luật các khóa 3,4,5,6 đã được Khoa tổ chức đi tham quan và dự lễ hội Chùa Dâu tại Thuận Thành, Bắc Ninh; tham quan trải nghiệm và giao lưu với nghệ nhân của làng tranh Đông Hồ và tham gia các trò chơi có thưởng tại Festival làng nghề du lịch Asean…. Chuyến đi thật thú vị, bổ ích, như tiếp thêm năng lượng cho các em sinh viên tiếp tục con đường đi tìm trí thức.

(Ảnh sinh viên luật tham quan, trải nghiệm tại Bắc Ninh)

      Đây thực sự là hình thức đào tạo được đánh giá cao mà Khoa Luật đang áp dụng và phát huy, nhằm gắn đào tạo lý thuyết với thực hành vì mục tiêu đào tạo những Cử nhân Luật tương lai thực kiến thức, vững kỹ năng.

      Khoa Luật, Học viện Phụ nữ VN ngày càng là điểm đến tin cậy cho những người mong muốn được học Luật và hành nghề Luật.

Năm học 2019-2020, Khoa Luật – Học viện Phụ nữ VN tuyển 200 chỉ tiêu CỬ NHÂN LUẬT các khối A, A1, C, D1 với hình thức xét tuyển theo học bạ (tổng 3 môn xét từ 18 điểm trở lên) và xét điểm thi THPT.

Chi tiết thông tin tuyển sinh: http://hvpnvn.edu.vn/bai-viet/tuyen-sinh/thong-bao-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-2019-5342.htm

Thí sinh đăng ký xét trực tuyến tại link:

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdJWz6RnUcJqh3gsj8S-JN0Dm20z7xS3uctut0y7lfSt3pgNQ/viewform?fbclid=IwAR2d4OcdN33FgVHrU-u94FRVGT20d-aXMjECkzjq6UD7O9AzaoLjMYwEhw8

Thông tin liên hệ:

SĐT khoa Luật:  0243.775.9040

hoặc Ths. Đỗ Trọng Tuân: 0972.761.316.